Nếu Bạn Định Bỏ Nhạc Hãy Đọc Bài Viết Này

Nếu Bạn Định Bỏ Nhạc Hãy Đọc Bài Viết Này

Có rất nhiều bạn đang học tập cố gắng phấn đấu làm nhạc hay bất kể làm 1 vấn đề nào đó, các bạn không tạo ra được sự chuyển biến hay kết quả như mong muốn, ý nghĩ bỏ cuộc sẽ là điều tất yếu xuất hiện. Trước khi bỏ cuộc hãy đọc bài viết này để xem bạn có thực sự nên bỏ cuộc hay tìm cách để chinh phục. Lời khuyên của phần lớn mọi người là "cố lên", "do bạn chưa đủ cố gắng thôi" hay "có áp lực mới có kim cương". Tuy nhiên những người đó không phải là bạn, họ không gặp vấn đề giống bạn, chưa từng biết bạn cố gắng ra sao đặc biệt là những thằng giỏi, với năng khiếu vốn có, chúng nó luôn tạo ra thành tựu mới rất nhanh nên việc mất động lực hầu hết đều không xảy ra. Vậy giải quyết thế nào? Bài viết dưới đây dựa trên rất nhiều công trình khoa học tâm lý nổi tiếng mình tham khảo trên Wikipedia.

 

1. Những gì đưa bạn tới A không thể đưa bạn tới B

Nếu bạn muốn trở thành nhà sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp mà phong cách làm việc nghiệp dư, bẻ khoá tất cả những gì cần bẻ khoá, chê bai các khoá học xây dựng sẵn chỉ chờ đợi free thì con đường thành prod chuyên nghiệp sẽ đi vào ngõ cụt... Hoặc thời gian đầu bạn học phối khí. Nhưng khi các bạn cần âm thanh tốt hơn thay vì học thêm sound design hay mix master các bạn vẫn cắm đầu học phối khí thì sản phẩm của các bạn không thể có chất lượng như ý muốn được. Các bạn thật sự cần thay đổi 

 

2. Công thức của sự thay đổi (formula of change) 

Do David Gleicher phát minh vào những năm 1960s và được ứng dụng đến tận ngày nay: D x V x F > R trong đó

- D: Vấn đề, nỗi đau, khó khăn, đam mê - đây là thứ tạo ra động lực để chúng ta cố gắng phấn đấu. Vấn đề càng lớn động lực thay đổi càng nhiều.

- V: Tầm nhìn. Bạn có động lực rồi thì bạn cần phải biết cách giải quyết đúng đắn. Nếu không có tầm nhìn đúng đắn hãy đến hỏi chuyên gia. Tù mù tự tìm đường thì việc thành công sẽ vô cùng hên xui. Tất nhiên là không phải không có nhưng tỉ lệ rất thấp (nhìn cộng đồng tự học sẽ rõ)

- F: Những cố gắng ban đầu. Rất quan trọng nó sẽ tiếp tục tạo ra kết quả và động lực của những phần tiếp theo

- R: Trở ngại, khó khăn, sự phản kháng của bản thân (lười, nản, năng khiếu không cao...)

Có mấy ứng dụng cần rút ra.

D, V, F bất cứ điều gì bằng 0 thì đều không có sự thay đổi nào cả. Không động lực > không thay đổi; không có tầm nhìn > không thay đổi; và đặc biệt không bắt tay vào thực hiện thì không có thay đổi.

Nếu kháng cự của bản thân quá lớn cũng không có sự thay đổi. Lười quá, thiếu thời gian quá, mệt quá, nản quá. Về cơ bản thì những thứ này sinh ra đều là tự nhiên của mỗi con người. Có thể rèn luyện được tuy nhiên nó là con đường rất dài. Nên nếu 1 mục tiêu lâu dài chúng ta cần giảm R và tăng dần cả 3 yếu tố lên.

 

3. Nguồn lực và sự tận dụng nguồn lực. 

R, D và F đều là lý do chủ quan nhưng V là yếu tố khách quan. Khi các bạn đang chững lại hầu hết đều không đủ tầm nhìn để thay đổi. Lúc này các bạn cần biết cách dùng nguồn lực cá nhân cho tầm nhìn. 

Có 1 bạn gọi điện đến nhờ tôi tư vấn về việc đi học hay tự học vì bạn ấy muốn đi học nhưng rất khó khăn về kinh tế. Tôi có hỏi và nắm được 1 số thông tin: Muốn theo đuổi âm nhạc, đã tự học 2 năm mà không có thành quả thực sự như mong đợi. Tôi gợi mở cho bạn 1 câu chuyện: Trong 2 năm đó, nếu em vay tiền đi học, chỉ nửa năm là em bắt đầu kiếm được tiền và sau đó là thêm 1 năm rưỡi làm nghề. Thì cả về tay nghề lẫn tiền bạc sau 2 năm sẽ khác hẳn với việc tự học. Tuy nhiên sẽ có xác xuất là các bạn không đủ kiên trì theo nghề hoặc không đủ năng khiếu để theo nghề (nghĩa là quá dốt âm nhạc ấy) nhưng nó chỉ là số rất nhỏ. Nếu gặp những chuyên gia đủ tầm nhìn thì việc đào tạo đủ để bạn có thể kiếm tiền là việc không hề khó.

4. Quay trở lại vấn đề nguồn lực chúng ta thường có

  • Thời gian
  • Sức khoẻ
  • Tiền bạc
  • Chất xám
  • Tinh thần

Và về cơ bản chúng ta luôn xoay vòng các nguồn lực để nâng cao các giá trị lên. Mọi thứ đều có thể quay vòng nhưng thời gian là thứ hữu hạn chúng ta chỉ có thể tận dụng nó. Khi chúng ta bé, bố mẹ bỏ tiền ra để chúng ta dùng thời gian đi học để lấy chất xám. Sau này chúng ta dùng thời gian, chất xám và sức khoẻ và tinh thần làm ra tiền. Khi mệt mỏi stress lại dành thời gian và tiền bạc để giải trí... Thường thì tất cả mọi nguồn lực đều xoay quanh thời gian và ai tận dụng thời gian và chuyển đổi hợp lý hơn thì sẽ là người đột phá hơn (trừ việc bố mẹ cho bạn quá nhiều tiền)

Thường thì các bạn trẻ hoặc sinh viên có dư thời gian nên thường có suy nghĩ là học free tội gì. Sẽ ok nếu các bạn không xác định theo nhạc. Nhưng nếu các bạn xác định theo nhạc thì lãng phí thời gian chính là lãng phí tiền. Bạn học thành tài sớm sẽ sớm có thời gian làm việc và kiếm tiền cũng như va vấp với nghề để có kinh nghiệm. 

Nếu các bạn chỉ muốn học để giải trí, nguồn lực của các bạn không đủ để dành quá nhiều cho nhạc, thì hãy hạ thấp R xuống (chăm chỉ hơn nhưng kỳ vọng ít hơn...) dù bạn học với mục đích gì thì kết quả không như mong đợi hoặc không có sự thay đổi thì sớm hay muộn các bạn cũng sẽ bỏ cuộc.

Và nếu đã thử hết các phương án trên mà không thấy điều gì thay đổi. Thì lúc này mình nghĩ các bạn không phải băn khoăn hay đặt câu hỏi có nên bỏ nhạc không đâu.

Vì đau quá thì tự khắc sẽ buông.

Nếu các bạn thấy bài viết của mình bổ ích, hãy theo dõi mình và VBK Music để cập nhật nhiều hơn những bài chia sẻ nhé. Cám ơn các bạn đã đọc mớ lý thuyết khô khan này.

Nếu muốn tìm hiểu về lộ trình học nhạc, hãy điền thông tin vào biểu mẫu rồi bên mình sẽ liên hệ tư vấn chi tiết

https://forms.gle/Tiv4szzE7QenG9wg6

 

Bài trước Bài sau