Hầu hết chúng ta chỉ tập trung vào vấn đề đồ lớn trong mastering. Và rất nhiều quá trình các bạn không biết hoặc bỏ qua. Và chúng ta lại thường để ý đến độ to và rất nhiều người bị lừa bởi độ ồn càng lớn thì nhạc càng căng. Tuy nhiên 2021 rồi các bạn hãy nhìn nhận lại vẫn đề 1 cách chuyên sâu hơn. Không phải đơn giản mà tại 1 Studio, chi phí Mastering lên tới 70~200$ *cho 1 lần Mastering.
Và phần Stereo là 1 thứ cũng vô cùng quan trọng để tạo nên chất lượng âm thanh đẹp đẽ. Nhạc nhỏ các bạn có thể tăng lên nhưng nhạc bị tù, hẹp, bí hoặc bùng nhùng thì người nghe không thể chữa được.
NGƯỜI VIỆT NAM NGHE NHẠC NHƯ THẾ NÀO ?
- Trước khi vào vấn đề ta cần nhận định hầu hết âm nhạc của Việt Nam thời điểm hiện tại được nghe trên các thiết bị tai nghe, loa 2.0, loa 2.1 (loa 2.0 có thêm cục sub) và loa mono như 1 số điện thoại, máy tính bảng và 1 số loa rẻ tiền. Đối với thiết bị stereo có thể nghe được độ rộng của âm thanh, nếu stereo của bạn không rộng, âm thanh sẽ bị tù, bí và thiếu độ thở. Đối với các thiết bị mono sẽ xảy ra hiện tượng cộng âm thanh từ 2 kênh trái và phải sau đó mới phát ra âm thanh. Kiểm soát Stereo không tốt ở master sẽ khiến bản Mono bị triệt tiêu Phase khiến âm thanh bị mất âm lượng, mất chi tiết.
Phần Sub (Dưới 80Hz)
- Đây là tần số khá nhạy cảm tạo ra độ nặng của bản nhạc đồng thời tập trung chủ yếu tại sound kick và sub là các sound được cho là phân bố tại trung tâm bản nhạc. Nếu Stereo quá rộng sẽ gây ra hiện tượng bị bùng nhùng trong âm thanh 2.0, khi bị cộng lại thành mono, khá nhiều phần âm lượng bị hụt đi khiến sub và kick bị hụt. Đặc biệt hơn nữa với dàn loa 2.1, âm thanh ở tần số sub được phát ra hoàn toàn trên 1 cục loa trầm nên dù các dải trên là Stereo thì phần trầm vẫn được gom lại thành Mono nên việc kiểm soát, giảm độ rộng của tần số dưới 80Hz là điều cần thiết để ta có thể tính toán được âm lượng phần sub thực tế khi phát ra trên các hệ thống loa. Ngoài ra, việc gom lại giúp tiếng kick và sub có cảm giác chắc chắn và "lực" hơn
Phần Bass (Dưới 200Hz)
- Đây là tần số giao hòa giữa Bass và nhạc cụ đệm. Thông thường với tần số này các bạn khá khó kiểm soát vì nhạc cụ đệm cần độ rộng và thoải mái của âm thanh thực (mà tai người nghe các âm thanh thực đều là stereo) mặt khác nó lại dính đến nhạc cụ bass là loại nhạc cụ cần tập trung âm thanh vào chính giữa. Tần số này cũng được gom lại và phát ra 1 phần trên cục sub trong âm thanh 2.1 nên việc cân nhắc độ rộng của tần số này khá khó nếu các bạn muốn kỹ càng thì cần xử lý, export và nghe thử trên nhiều thiết bị để đưa ra cảm quan cá nhân về việc này. Không giống như sub hầu hết các trường hợp ta thường giảm thì phần bass cần sự cảm nhận chắc chắn và lựa chọn thông số dựa vào cảm quan của chính các bạn.
Phần Mid và Hi
- Đây là những dải tần số cần độ rộng. Tất nhiên vì nó nằm ở những tần số tai người nghe rõ nhất nên cần stereo lớn để mô phỏng lại âm thanh thực (càng giống chất liệu âm thanh thực càng nhiều cảm xúc). Thông thường dải tần số này cần mở rộng ra. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc khi mở rộng nhiều sẽ gặp trạng thái Phase cancel (Hủy pha, Triệt Tiêu) khiến dải tần số này bị biến mất 1 phần khi nghe trên các thiết bị mono. Ngoài ra việc âm lượng phần stereo quá lớn cũng sẽ lấy đi 1 phần âm lượng của dải này khi gom lại thành mono. Nên khi các bạn xử lý phần này cần nghe bản nhạc trên cả trạng thái Mono và Stereo để cân bằng độ rộng tránh việc khi gom vào thành mono nhạc của các bạn bị tối và thiếu mid với hi.
Ok vừa rồi là kinh nghiệm của mình trong việc kiểm soát stereo của bản nhạc. Các bạn có thể luyện khả năng nghe stereo của mình bằng việc so sánh bản nhạc của chính các bạn hiện tại với những bản nhạc thuộc genre lofi Hiphop như trên kênh của Lofi Girl các bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt cực lớn. *
Chúc các bạn có thêm nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui và cảm hứng trong cuộc sống cùng với âm nhạc nhé.
VBK Music
Nếu muốn tìm hiểu về lộ trình học nhạc, hãy điền thông tin vào biểu mẫu rồi bên mình sẽ liên hệ tư vấn chi tiết