Tình hình là anh em gặp phải khá nhiều trường hợp tìm sound mòn mỏi hoặc tìm mãi không ra sound ưng ý hoặc vô cùng loay hay khi không có sound chính xác cho dòng nhạc đó lại phải cày cục và down rất nhiều rồi test rất nhiều. Hôm nay, với tư cách 1 người có thể lấy kick G House ra làm Deep House, lấy sound của Tropical House ra đánh Vina, mình xin chia sẻ vài thứ liên quan tới chọn sound để anh em cùng uống cafe để thưởng thức nhé.
1. TẬP TRUNG VÀO LÀM TỐT 1 DÒNG NHẠC
- Khi các bạn tập trung sâu vào 1 dòng nhạc, làm việc nhiều với sound của dòng nhạc đó lâu dần các bạn sẽ hình thành việc "cảm nhận" những sound liên quan tới dòng nhạc và khi các bạn nghe âm thanh của dòng nhạc khác, các bạn cũng sẽ dễ dàng tìm được sound có thể sử dụng cho dòng nhạc của mình
2. PHÂN TÍCH CẤU TẠO CỦA 1 SOUND BẤT KỲ
- Khi các bạn chọn sound và nghe thì cũng giống như là các bạn đang cảm nhận vậy. Âm thanh có 6 yếu tố cơ bản và nếu các bạn nắm vững 6 yếu tố đó, khả năng phân tích 1 sound ra thành nhiều phần khác nhau của bạn khá dễ dàng. Từ đó có thể phân biệt được vô số các sound trong cùng 1 hệ thống.
- VD Kick của Vina sẽ như thế nào, Kick của Trap thế nào của Future Bass thế nào và Kick của dòng này cũng có thể dùng cho dòng khác nếu như ta thay đổi 1 vài yếu tố trong thành phần tiếng kick.
3. HỌC CÁC PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHẠC CỤ VÀ SOUND
- Cái đầu tiên bạn cần phân biệt được Sound và nhạc cụ là 2 thứ khác nhau. Âm thanh điện tử gọi là sound và cách bạn dùng trong bài như thế nào nó là nhạc cụ.
- Nhạc cụ Bass có thế được làm từ sound Sub Bass, Sound Pluck Bass, Sound Reese Bass. Miễn là sound nào có tần số Bass hay Sub thì được gọi là nhạc cụ Bass
- Nhạc Cụ Đệm Hợp Âm (Chord) có thể được làm từ sound Key, Pad, Chord, Piano, Electric Piano, String, Brass
- Nhạc cụ đệm rải (ARP) có thể làm từ các sound Pluck, Key, ARP, Gate, Piano, Guitar, Violin...
- Nhạc Cụ Chơi Melody có thể được làm từ sound key, Bell, Lead, Pluck, Electric Guitar...
- Khi đã phân biệt được Nhạc Cụ và Sound khác nhau thế nào các bạn hoàn toàn có thể sử dụng chung hầu hết các Preset của các dòng lẫn với nhau trừ 1 vài sound đặc trưng của đoạn Drop (Hi Bass, Chord, Lead)
4. HỌC SOUND DESIGN (SD) CƠ BẢN
- Học SD không nhất thiết là phải tạo ra sound mà hoàn toàn chúng ta có thể hiệu chỉnh những sound có sẵn. Bản chất các sound điện tử có thể luân chuyển giữa các hình thức thông qua Filter, ADSR và LFO. Các bạn có thể biến 1 cái Pad thanh 1 chiếc pluck hay 1 cái Key thành 1 cái Lead gắt ầm ỹ thông qua vài bước điều chỉnh cơ bản. Khi các bạn đã nắm vững thì việc chọn sound của các bạn rút ngắn thời gian hơn bao giờ hết. Thay vì việc phải chọn sound có 6 yếu tố giống hệt trong tưởng tượng thì chỉ cần 1 sound có 2-3 yếu tố thôi, mấy cái còn lại thì hiệu chỉnh 1 chút là ra.
- Vừa rồi là vài kinh nghiệm của mình để các bạn tiết kiệm thời gian chọn sound cũng như chất sound của các bạn tốt hơn. Cám ơn các bạn đã đọc và chúc các bạn không phải mất cả đêm để chọn 1 sound nhé